Vải polyester là gì? Các loại vải poly và địa chỉ mua uy tín

Vải Polyester là loại vải được sản xuất từ sợi tổng hợp có ứng dụng phổ biến trong da dạng các lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể, vải polyester là gì? Vì sao vải poly được ưa chuộng so với các loại vải len, vải cotton, vải linen,… Cùng tìm hiểu tất cả thông tin về chất vải polyester tại đây nhé!

Vải polyester là gì?

Vải polyester hay còn được gọi tắt là vải poly, vải PE. Đây là một chất liệu sợi tổng hợp từ các thành phần có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và khí (ethylene). Bản chất của sợi polyester là nhựa, được sản xuất nhờ phản ứng trùng hợp với 4 dạng cơ bản sau: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.

Sau đó, sợi polyester tiếp tục trải qua công đoạn gia công và được tạo thành các tấm vải sợi polyester hoàn chỉnh.

Với nhiều ưu điểm như độ bền cao, ít bị phai màu và nhăn, dễ dàng giặt giũ và bảo quản. Vải poly được sử dụng để sản xuất nhiều loại quần áo khác nhau, bao gồm quần áo thể thao, quần áo công sở, đồ lót, v.v. Bên cạnh đó là các đồ dùng nội thất, ghế sofa, ghế ô tô, rèm cửa,… nhờ khả năng chống thấm nước 100%, chống cháy và dễ dàng vệ sinh.

Trong may mặc, các loại vải dệt kim sản xuất từ vải poly được ưa chuộng có thể kể dến như: vải cá sấu poly, vải poly bột, vải nỉ poly, vải chân cua poly, vải poly thái, poly cotton, poly 2 da,…

Vải polyester hay còn gọi là vải poly, vải PE

Nguồn gốc của chất vải polyester

Những sợi polyester được phát hiện đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 1930. Giai đoạn từ 1939-1941, các sợi này mới được nghiên cứu sâu hơn bởi các nhà khoa học người Anh.

Vào năm 1946, polyester chính thức được Tập đoàn DuPont (Mỹ) mua bản quyền sản xuất, cho ra mắt thị trường trong nước và thế giới. Những năm 70 (1970) là thời kỳ đỉnh cao của những sản phẩm được sản xuất từ chất vải này.

Chất liệu poly trở nên phổ biến và được ưa chuộng nhờ vào cách quảng cáo “là loại sợi thần kỳ có thể mặc trong 68 ngày liên tục mà không cần ủi, đặc biệt là trông vẫn đẹp”.

Cho đế nay, chất vải polyester vẫn được ưa chuộng và là một những loại vải không thể thiêu trong cuộc sống hiện đại.

Quy trình sản xuất vải polyester được thực hiện thế nào?

Giai đoạn 1: Phản ứng trùng hợp để tạo vải Poly

Để tạo thành chất vải poly, người ta trộn hỗn hợp Dimethyl Terephthalate và Ethylene Glycol dưới nhiệt độ 150- 210°C. Để thúc đẩy phản ứng, sẽ cho thêm các chất xúc tác để tạo ra hợp chất Monomer.

Tiếp tục cho Monomer phản ứng với Axit Terephtalic, đun nóng ở nhiệt độ 280°C. Chất vải poly đã bắt đầu hình thành và được ép thành các dải polyester dài.

Giai đoạn 2: Làm khô

Các dải polyester thu được ở giai đoạn 1 sẽ được sấy khô và làm mát cho đến khi chất liệu dần trở nên giòn. Để sản phẩm có chất lượng đồng đều, dễ bảo quản và thời hạn sử dụng được dài, chúng được cắt thành hạt hoặc nhiều mảnh nhỏ.

Giai đoạn 3: Kéo sợi

Các mảnh/các hạt poly nhỏ tiếp tục được nấu chảy ở nhiệt độ 260-270 độ C và tạo thành hỗn hợp dung dịch đặc. Dung dịch này sẽ được chứa trong bình kim loại chịu nhiệt. Tại đây, chúng được đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều kích thước/hình dạng/đường kính theo nhu cầu.

Trong giai đoạn này, nhà sản xuất có thể bổ sung thêm một số hóa chất để khắc phục những hạn chế của sợi poly nguyên bản như: chất chống tĩnh điện, chống cháy và chất kháng khuẩn,…

x

Sản xuất sợi vải polyester

Giai đoạn 4: Cuốn sợi

Khi mới hình thành, sợi poly rất mềm, dẻo và có thể kéo dãn dài gấp nhiều lần so với ban đầu. Sợi polyester được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng đem đi dệt.

Giai đoạn 5: Dệt vải poly

Tại nhà máy, theo quy trình được định sẵn, dưới sự kiểm soát của kỹ thuật viên và nhân công vải poly được dệt thành những khổ lớn. Quá trình dệt sẽ quyết định chất lượng tấm vải được tạo thành.

Ưu điểm và nhược điểm của vải polyester

Vải polyester có nhiều ưu điểm và nhược điểm, và chúng sẽ phù hợp hoặc không phù hợp tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật và nhược điểm của vải poly:

Ưu điểm của chất vải Poly

  • Độ bền cao: Một số vải thun, cotton có thể gặp tình trạng nhão, chùng. Tuy nhiên, với vải poly khả năng giữ dáng ban đầu tốt, vải không bị mài mòn.
  • Chống nhăn: Các sản phẩm sản xuất từ vải PE có khả năng chống nhăn tốt. Những lo lắng như vải bị gấp nếp sẽ không gặp phải ở chất liệu này.
  • Chống thấm nước: Có thể nói, hút ẩm kém là đặc tính nổi bật ở chất liệu này. Nên rất nhiều sản phẩm như lều bạt, túi ngủ, áo khoác,… được sản xuất từ vải poly.
  • Dễ nhuộm màu: Vải Poly dễ nhuộm màu giúp tạo ra bảng màu đẹp mắt và cũng giữ được màu lâu phai, cung cấp sự đa dạng trong cho người tiêu dùng lựa chọn.
  • Nhanh khô: Vì không hấp thụ độ ẩm nên loại vải Poly này cũng nhanh khô hơn các chất vải thông thường.
  • Dễ dàng vệ sinh: Chất vải poly rất ít bám bụi nên không phải vệ sinh thường xuyên. Nếu cần vệ sinh cũng rất dễ thực hiện, bằng cách giặt tay hoặc giặt máy.
  • Giá thành rẻ: Với qua trình sản xuất không quá phức tạp và nguyên liệu nhựa poly giá rẻ nên giá thành của vải poly cực kỳ tốt. Vì vậy., nhiều người lựa chọn vải poly cho các trang phục hằng ngày.

Vải Poly có khả năng chống nhăn, chống thấm nước, độ bền cao, dễ nhuộm màu, vệ sinh làm sạch

Nhược điểm của chất vải Poly

  • Chất vải dày: Vải dày sẽ tạo cảm giác nóng và nặng nề khi sử dụng. Các nhà sản xuất đã cải thiện hạn chế này bằng cách pha thêm các sợi khác, thường là cotton.
  • Không thân thiện với môi trường: Vì là loại vải tổng hợp hóa học nên tính phân hủy của chất vải poly rất lâu. Trong quá trình sản xuất cũng có thể thải ra nhiều khí thải, hóa chất độc hại.

Cách nhận biết vải polyester

Để tránh mua nhầm loại vải, hoặc mua phải vải polyester kém chất lượng,… Hãy thử 01 trong 03 cách nhận biết đơn giản – dễ thực hiện như sau:

Nhận biết vải Poly bằng tay

Cách cơ bản thường được dùng để nhận diện vải poly là quan sát bề mặt vải hoặc cảm nhận bằng tay. Kết cấu bề mặt vải PE, nhờ vào lớp tráng bạc nên chất vải khá mượt mà và mặt vải trơn bóng. Điểm này khác với vải cotton, loại vải thường có cấu trúc sợi dệt tương đối thưa.

x
Chất vải Poly rất mượt và bề mặt trơn bóng

Nhận biết vải Poly bằng nhiệt

Bạn cũng có thể dùng lửa để nhận biết chuẩn xác về chất vải PE. Khi cháy, vải poly sẽ có mùi nhựa và tàn bị vón cục chứ không dễ bóp tan như sợi vải cotton.

Nhận biết vải Poly bằng nước

Nếu dùng nước đổ trực tiếp lên bề mặt vải. Với tính chống thấm tốt, nhanh chóng tạo thành giọt, chạy lăn tăn trên bề mặt. Lúc này, bạn sẽ nhận biết được vải PE (không thấm nước) và vải poly thường (có thấm 1 phần nước, thấm rất chậm). Ngược lại, nếu nước thấm hút nhanh, trong thời gian ngắn thì đó không phải polyester mà có thể là vải cotton.

Một số ứng dụng phổ biến của vải polyester trong đời sống

Có thể khẳng định rằng đi đâu chứng ta cũng gặp các sản phẩm từ chất liệu polyester. Phần lớn, các nhà sản xuất, các nhà thiết kế ưu ái chọn chất vải poly để làm quần áo nam/nữ:

  • Trang phục ngoài trời (áo khoác, áo gió, áo parka,…) – với chất vải này áo vừa bền, vừa chống thấm nước.
  • Thời trang công sở cao cấp (áo sơ mi, quần tây/quần âu, áo polo, đầm váy,…) – đều được may từ vải poly vì ít bị nhàu và mang lại sản phẩm chất lượng cao.
  • Phụ kiện (túi xách, balo, túi tote,…) – thường được làm từ polyester hoặc hỗn hợp PE vì độ bền và tính chống ẩm tốt.

Ngoài ra còn có: đồ trang trí nội thất, bọc ghế, rèm cửa, khăn trải bàn, ra giường hay vật liệu cách điện,… Hay các sản phẩm thường thấy như: dù, bạt và áo mưa, túi đựng giấy tờ,… đều được chọn làm từ chất vải PE.

Giá vải polyester bao nhiêu?

Vải Poly được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có chi phí thấp. Đồng thời, quy trình sản xuất và dệt vải này không quá phức tạp. Do đó, chất vải này có giá bán ra khá tốt, phù hợp với người đại đa số người tiêu dùng.

Theo khảo sát, giá thành bán trên thị trường của một số loại poly phổ biến lần lượt là:

  • Vải dù Polyester: khoảng 55.000-130.000 VND/kg
  • Vải Polyester co giãn 4 chiều: 70.000-80.000 VND/kg.
  • Polyester co giãn 2 chiều: 55.000-70.000 VND/kg.
  • Vải lót Polyester: 12.000-20.000 VND/kg.
  • Chất Polyester pha Cotton: giá tương đối rẻ, tùy tỉ lệ cotton và poly

Lưu ý: Giá bán vải poly ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn giá chính xác các bạn hãy liên hệ ngay đến ANHI qua số Hotline: 0567.103.888 để nhận sự tư vấn tốt nhất nhé.

Một số câu hỏi nhiều người quan tâm về vải polyester

Vải poly có mát không?

, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mục đích sản xuất. Như bạn đã biết, mặc dù vải poly có đặc tính không thấm hút. Nhưng, các nhà sản xuất thường pha các sợi cotton, sợi vải đũi,… nên đã khắc phục được hạn chế này đối với trang phục hè. Đồng thời, chất vải này thường sẽ được ưu tiên chọn may trang phục đông để giữ ấm tốt.

Vải poly có giãn không?

KHÔNG co giãn, không nhăn và chống mài mòn tuyệt vời là những ưu điểm nổi bật của chất vải này. Nhờ quy trình sản xuất hiện đại, các sợi poly được cuộn chặt tạo thành một cấu trúc bền chắc khó phá vỡ. Cho nên với quần, áo may từ poly đều giữ phom rất tốt, độ bền cao.

Vải poly có bị xù lông không?

KHÔNG xù lông, không chảy xệ kể cả giặt tay hay giặt máy nhiều lần là điểm cộng của loại vải này. Với cấu trúc rắn không rỗng bên trong, các phần tử được kết hợp ngẫu nhiên tạo thành phần tử lớn tương đồng nên những hiện tượng xù lông mà các chất vải khác có, khó bắt gặp trên vải poly.

Vải poly có chống nước không?

CỰC TỐT là cụm từ mà Dệt May ANHI chọn để mô tả cho chất vải này. Tính chống thấm ưu việt được chứng minh qua những sản phẩm như: áo khoác gió, lều, túi ngủ,…

Mua vải polyester ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt tại TPHCM?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề dệt, nhuộm. Dệt May ANHI là đơn vị không ngừng đổi mới, sáng tạo để đem tạo ra những sản phẩm tốt nhất về chất lượng và giá. Điều này đã được minh chứng bằng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm từ ANHI. Khi mua vải polyester tại ANHI bạn sẽ được:

ANHI sản xuất vải polyester dệt nhuộm màu theo yêu cầu
  • Trực tiếp tham quan hệ thống dây chuyền, máy móc, trang thiết bị của nhà máy sản xuất.
  • Sở hữu sản phẩm đảm bảo về chất lượng, bất kể số lượng lớn – vừa – nhỏ.
  •  Được đổi – trả nhanh chóng nếu chất lượng và mẫu mã sản phẩm không đúng cam kết.
  •  Giá cả sản phẩm hoàn toàn cạnh tranh, có thể tiết kiệm 10-30% chi phí vì công ty trực tiếp sản xuất và cung ứng không qua trung gian.
  •  Đội ngũ nhân viên thân thiện và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tư vấn – hỗ trợ và làm hài lòng bạn khi cần.
  • Đặc biệt, bạn có thể tới trực tiếp cửa hàng hoặc tìm hiểu trực tuyến trực tuyến và mua rất tiện dụng.
  •  Hơn nữa, Dệt May ANHI cũng đã xây dựng được nhiều chính sách bảo vệ tối đa quyền – lợi ích của quý khách hàng như: chính sách hoàn – đổi – trả, chính sách bảo mật thông tin, chính sách ưu đãi,…

Tại các thành phố lớn: TP.HCM, Hà Nội hay các tỉnh thành trong cả nước,… hầu hết các công ty, xí nghiệp, đại lý may mặc đều tin tưởng và tín nhiệm Dệt May ANHI. Nếu bạn là đang bắt đầu trong lĩnh vực này, chọn tham khảo giá, sản phẩm tại Dệt May ANHI – tại sao không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *