Vải mesh còn được gọi là vải lưới, chủ yếu được làm từ sợi polyester. Vải lưới đã trở nên phổ biến trên thị trường và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng phổ biến là làm thời trang và trang trí nội thất.
Vậy cụ thể vải mesh là gì? Hãy cùng Dệt May ANHI tìm hiểu chi tiết tại đây nhé!
Vải mesh là gì?
Vải Mesh hay còn được gọi với tên thông dụng là vải lưới. Đây là loại vải được làm từ nhựa PVC hoặc PP, có đặc điểm là độ bền nhẹ, kết cấu dễ thấm và thoáng khí.
Kết cấu của vải mesh khá lỏng lẻo với hàng nghìn lỗ nhỏ, giống như một tấm lưới, tạo nên bề mặt mịn màng, sáng bóng.
Bởi đặc tính trên vải lưới có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại vải thông thường khác. Nhờ vậy, khi mặc quần áo được may từ vải lưới, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Nguồn gốc của vải mesh
Vải mesh có nguồn gốc từ ý tưởng của Lewis Haslam, chủ nhà máy người Anh. Ông bắt đầu sáng tạo loại vải này sau khi nhìn thấy dì của mình đeo đôi găng tay làm từ lưới để giữ ấm trong thời tiết lạnh mà vẫn cảm thấy thoải mái.
Ông bắt đầu thực hiện các thí nghiệm để tạo ra các loại vải dệt kim có cấu trúc lỏng lẻo. Không lâu sau, ông thành lập Aertex, công ty sản xuất vải lưới đầu tiên trên thế giới. Đến nay vải lưới đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang.
Quy trình tạo ra vải mesh như thế nào?
Vải mesh được làm bằng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy thuộc vào loại sợi cấu tạo. Dưới đây là quy trình sản xuất chung cho vải lưới polyester:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu từ sợi polyester hoặc nylon, được tinh chế dầu mỏ và chuyển thành sợi polymer.
- Bước 2: Sợi polymer được làm nóng chảy và đưa qua máy phun sợi để tạo thành sợi vải. Sau đó, sợi vải tự khô và được quấn thành cuộn.
- Bước 3: Cuộn sợi vải sẵn sàng để tiếp tục quá trình dệt.
- Bước 4: Trước khi dệt, sợi vải có thể được nhuộm màu theo yêu cầu. Dệt thành các khổ vải mesh với cấu trúc và đặc tính khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng
Ưu điểm và nhược điểm của vải mesh
Ưu điểm của vải mesh
- Vải Mesh được làm từ nylon và polyester, nên có độ bền cao, không nhăn nhún sau nhiều lần giặt.
- Có nhiều lỗ nhỏ nên mặc rất thoáng mát, thoải mái.
- Khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 90 độ C.
- Kết cấu vải không quá dày nhưng vẫn rất chắc chắn.
- Nhẹ nhàng, linh hoạt, tạo cảm giác dễ chịu nên thường được dùng may đồ thể thao.
- Thường thì quần áo được làm từ vải lưới sử dụng nguyên liệu nylon (tổng hợp) nên giá cả không quá cao.
- Vải lưới có nhiều màu sắc và loại khác nhau, khách hàng lựa chọn dễ dàng theo sở thích của họ.
Nhược điểm của vải mesh
- Do cấu trúc lưới nhỏ trên bề mặt vải, không khí dễ dàng luồng qua, khiến cho vải lưới giữ nhiệt kém. Không thích hợp sử dụng vào mùa đông.
- Mặc dù có cấu trúc lưới với các lỗ nhỏ dễ dàng thoáng khí, nhưng khả năng thấm hút ẩm của vải mesh khá thấp.
- Cấu trúc lỏng lẻo nên việc làm sạch trở nên khó khăn hơn.
- Có thành phần là nylon nên dễ bị các thành phần hóa học ăn mòn.
Các loại vải mesh thông dụng trên thị trường
Vải mesh polyester
Vải lưới polyester được sản xuất từ sợi polyester, đặc trưng bởi sự nhẹ nhàng và khả năng thoát mồ hôi hiệu quả. Nó cũng có khả năng hút ẩm, tuy nhiên, khả năng này không cao. Loại vải này thường được sử dụng để sản xuất các trang phục thể thao.
Vải mesh poly hường được sử dụng để làm lớp lót áo khoác, áo gió, áo khoác vải suýt.
Vải mesh nylon
Vải lưới nylon thường không phải là loại vải dành cho sản xuất đồ may mặc. Tuy nhiên, vải lưới nylon vẫn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thiết yếu trong gia đình. Chẳng hạn như túi lưới sử dụng để đựng quần áo.
Ngoài ra, mesh nylon còn xuất hiện trong các ứng dụng khác nhau như lọc chất lỏng trong ngành công nghiệp hóa dầu, lọc khí tự nhiên, lọc sơn, mực in,… Bên cạnh đó nó cũng có nhiều ứng dụng trong sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, thực phẩm, đồ uống và nhiều lĩnh vực khác.
Vải mesh tuyn
Vải lưới tuyn là loại vải mỏng nhẹ được làm từ polyester và nylon. Nó có cấu trúc dạng lưới với nhiều lỗ nhỏ, tạo nên vẻ ngoài bồng bềnh và mềm mại. Vải tuyn thường được sử dụng trong các trang phục khiêu vũ, biểu diễn nghệ thuật và váy cưới.
Vải mesh power
Mesh power là loại vải tổng hợp được làm từ nylon và spandex. Nó có đặc điểm là co giãn tốt, ôm sát cơ thể và thoáng khí. Vải lưới Power thường được sử dụng trong trang phục thể thao, đồ lót và các loại trang phục khác cần độ ôm sát và thoải mái.
Vải mesh powernet
Vải lưới Powernet có khả năng co giãn tốt cả hai chiều, vải này ôm sát cơ thể một cách hoàn hảo. Cấu trúc lưới dày với các lỗ nhỏ giúp vải không dễ bị co rút hoặc nhăn, giữ cho trang phục luôn giữ form dáng tốt.
Thông thường, vải lưới Powernet được ưa chuộng trong việc sản xuất trang phục định hình, tất, đồ lót,…
Giá vải mesh hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vải mesh với những đặc điểm, ứng dụng và ưu điểm riêng biệt. Chính vì thế, giá sản phẩm sẽ không giống nhau. Giá vải mesh polyester 100%: từ 110.000 – 160.000 VNĐ/ mét vải. Mức giá được đề cập đến là giá của các dòng vải mesh phổ biến được sử dụng trong may mặc.
Để được tư vấn thêm giá sản phẩm bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0567.103.888
Ứng dụng tuyệt vời của vải mesh trong cuộc sống
Vải mesh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến:
Trong ngành thời trang
Trong sản xuất sản phẩm thời trang vải mesh có thể được dùng để may quần áo thể thao, giày thể thao, ba lô, túi xách… Chưa dừng ở đó, vải lưới có mặt trong nhiều sản phẩm thời trang cao cấp, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong ngành đồ nội thất
Vải lưới cũng được sử dụng để sản xuất nhiều vật dụng nội thất, bao gồm rèm cửa, ghế lưới, võng,… Nhờ vào những ưu điểm vượt trội được nói trên, các sản phẩm được làm ra mang nhiều mẫu mã đa dạng và tính thẩm mỹ cao.
Trong ngành đồ gia dụng
Trong ngành sản xuất đồ gia dụng, vải mesh thường được sử dụng để tạo các sản phẩm như túi giặt, túi lưới đa năng, túi đựng đồ ăn, túi đi chợ,… Nhờ sự đa dụng này, người dùng có thêm sự lựa chọn các sản phẩm gia dụng hiện đại và tiết kiệm chi phí.
Trong ngành công nghiệp
Trong lĩnh vực công nghiệp, vải lưới được áp dụng rộng rãi trong quy trình lọc các sản phẩm thực phẩm đóng chai như nước ngọt, mật ong với hiệu suất lọc cao. Ngoài ra, trong các phòng thí nghiệm, vải lưới còn được sử dụng để lọc các sản phẩm lỏng trong quá trình thử nghiệm và nghiên cứu.
Kinh nghiệm lựa chọn vải mesh chất lượng tốt
Hầu hết các loại vải lưới chất lượng tốt thường được kết hợp với sợi nylon. Khi chạm tay vào, bạn sẽ cảm nhận được sự mịn màng và độ nhẹ của vải.
Một trong những cách để kiểm tra chất lượng vải mesh là:
- Kiểm tra độ nhăn: Vải lưới thường không quá dày hoặc quá mỏng. Khi bạn nắm và vò nhẹ vải, nó sẽ không bị nhăn, không bị gấp nếp và sẽ trở nên phẳng ngay khi bạn thả tay.
- Độ co giãn: Chất liệu này thường có độ co giãn nhẹ, bề mặt lưới được làm bằng những sợi dệt rất chắc chắn. Khi bạn kéo nhẹ trên bề mặt vải, nếu nó co giãn mà vẫn giữ nguyên hình dạng và không bị rách.
- Kiểm tra độ dày và mật độ: Vải mesh có nhiều loại với độ dày và mật độ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn nên chọn loại vải có độ dày và mật độ phù hợp.
Bảo quản và vệ sinh vải mesh đúng cách
Để đảm bảo vải mesh giữ được vẻ đẹp và bền bỉ trong quá trình sử dụng, dưới đây là một số hướng dẫn về cách vệ sinh vải:
- Giặt ở nhiệt độ nước mát hoặc lạnh để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi vải.
- Tránh ánh nắng mặt trời mạnh để bảo quản đặc tính của vải.
- Không cần ủi vì vải lưới thường không nhăn.
- Giặt nhẹ tay để bảo vệ cấu trúc mềm mại của vải.
Địa chỉ mua vải mesh uy tín, giá tốt
Bạn đang có nhu cầu mua vải mesh cho nhu cầu may mặc của mình và chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc thẩm vải. Hãy yên tâm khi lựa chọn ANHI, chúng tôi là công ty sản xuất vải uy tín mang đến chất lượng vải tốt nhất cho khách hàng.
ANHI cung cấp vải mesh với đa dạng màu sắc kiểu dáng, phù hợp cho các ứng dụng khác nhau.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, mua sắm vải mesh cũng như các loại vải khác hãy liên hệ 0937 887 388 để nhận được báo giá sớm nhất.