Tiêu chuẩn GRS là gì?
GRS với tên gọi đầy đủ là Global Recycle Standard, tức là tiêu chuẩn tái chế toàn cầu. GRS được thành lập và phát triển vào năm 2008 do Control Union Certification. Sau đó ba năm, tiêu chuẩn này được chuyển sang sự quản lý của Textile Exchange.
Đây là tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế quy định các yêu cầu về các hoạt động thân thiện với môi trường như thành phần tái chế, hạn chế hóa chất…Mục đích của tiêu chuẩn GRS đó là dùng để xác nhận thành phần tái chế của sản phẩm và các hoạt động sản xuất có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất.
Giới thiệu chung về tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS
GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất. GRS hướng đến tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản phẩm và giảm / loại bỏ các tác hại do sản xuất tái chế.
Chứng nhận GRS của Dệt May ANHICác mục tiêu của GRS
– Liên kết các định nghĩa trên nhiều ứng dụng
– Theo dõi và truy xuất nguyên liệu đầu vào tái chế
– Cung cấp cho khách hàng (cả thương hiệu và người tiêu dùng) một công cụ để đưa ra những quyết định sáng suốt
– Giảm thiểu tác động có hại của sản xuất tới con người và môi trường
– Đảm bảo rằng các nguyên liệu trong sản phẩm cuối cùng được tái chế và xử lý bền vững hơn
– Đổi mới cách giải quyết các vấn đề chất lượng trong việc sử dụng các vật liệu tái chế
Nội dung của tiêu chuẩn GRS
Tiêu chuẩn GRS bao gồm các phần:
A – Thông tin chung
– Định nghĩa
– Tài liệu tham khảo
– Nguyên tắc chứng nhận GRS
– Yêu cầu đối với nguyên vật liệu tái chế
– Yêu cầu của chuỗi cung ứng
B – Yêu cầu xã hội
– Chính sách xã hội
– Yêu cầu xã hội
C – Yêu cầu về môi trường
– Hệ thống quản lý môi trường
– Yêu cầu về môi trường
D- Yêu cầu về hóa chất
– Quản lý hóa chất GRS
– Các hóa chất bị hạn chế trong GRS
GRS sử dụng định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 14021 về thành phần tái chế, với sự giải thích dựa trên Hướng dẫn xanh của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Trade Commission).
Hiện nay tiêu chuẩn tái chế toàn cầu đã ra phiên bản GRS 4.0 thay thế GRS 3.0 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2017.
Đối tượng & thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS
GRS áp dụng cho các tổ chức muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm) cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất. GRS được phát triển với ngành công nghiệp dệt, tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm từ bất kỳ ngành công nghiệp nào.
Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào chứa ít nhất 20% nguyên liệu tái chế. Mỗi giai đoạn sản xuất phải được chứng nhận, bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc ở người bán cuối cùng trong giao dịch kinh doanh cuối cùng.
Tổ chức cần xác định bổ sung các yêu cầu của khách hàng, đối tác và sản phẩm, dịch vụ của mình trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả các yêu cầu của pháp luật.
Thời gian áp dụng tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS phụ thuộc vào loại hình, quy mô, mức độ phức tạp hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp của tổ chức. Tổ chức cần xác định trong khoảng thời gian hợp lý đủ để hệ thống quản lý chất lượng áp dụng được kiểm tra, đánh giá phù hợp và đáp ứng với các yêu cầu.
CÔNG TY TNHH DỆT MAY ANHI trân trọng cảm ơn!
——————————————————————–